Ngày 08/02/2017
Ở mỗi quốc gia, người dân lại có một cách riêng để kỉ niệm ngày lễ Tình nhân khác nhau và đặc biệt.
Phụ nữ Nhật Bản thường rất ngại ngùng khi nói về vấn đề tình cảm, nhưng trong ngày lễ tình nhân họ sẽ là người thể hiện tình cảm của mình với người mình yêu bằng những món quà đặc biệt – thường là sô cô la.
Truyền thống tặng sô cô la này ở bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 1936 khi công ty bánh kẹo Morozoff ở Kobe đăng quảng cáo đầu tiên vào ngày lễ Tình nhân. Morozoff đã đăng quảng cáo này trên một tờ báo tiếng Anh ở Kobe để thu hút những người nước ngoài vì họ thường kỉ niệm ngày lễ này.
Đến những năm 1970, một hình thức quảng bá mới với ý tưởng từng loại sô cô la có ý nghĩa thể hiện tình cảm riêng. Có loại sô cô la dành cho đồng nghiệp, bạn bè, người thân; có loại dành cho người yêu và cả loại dành cho cả bạn bè là nữ giới.
Trong ngày lễ tình nhân 14/2, nam giới sẽ ngồi và hưởng thụ những món quà từ nữ giới. Và đến ngày 14/3 – Ngày lễ tình nhân trắng, nam giới sẽ trả lời đối với lời bày tỏ của nữ giới. Thường nam giới sẽ tặng lại một món quà kèm với sô cô la, thường sẽ là gấp 2-3 lần so với món quà họ nhận được vào ngày 14/2.
Cũng giống như ở Nhật, nữ giới cũng sẽ tặng quà cho nam giới vào 14/2 và nhận lời đáp lại vào 14/3. Nhưng họ còn có 1 ngày đặc biệt khác đó là 14/4 – Ngày lễ Tình nhân đen hay Ngày lễ tình nhân dành cho người độc thân. Trong ngày 14/4, những người độc thân không có được món quà nào sẽ thưởng thức món mì đen – jajamyeon với bạn bè để chúc mừng cuộc sống độc thân.
Người Hàn còn gắn những ngày 14 khác với chuyện tình yêu như là: 14/1 – ngày lễ bên cây nến, 14/2 – ngày lễ tình nhân, 14/3 – ngày lễ tình nhân trắng, 14/4 – ngày lễ tình nhân đen, 14/5 – ngày lễ hoa hồng, 14/6 – ngày của những nụ hôn, 14/7 – ngày bạc, 14/8 – ngày xanh, 14/9 – ngày dành cho âm nhạc, 14/10 – ngày dành cho những ly rượu, 14/11 – ngày dành cho những bộ phim, 14/12 – ngày dành cho những cái ôm.
Ở Đài Loan, người ta cũng có ngày 14/2 và 14/3 như ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng, vào 14/2 thì nam giới sẽ tặng sô cô la cho nữ giới và nữ giới sẽ đáp lời vào ngày 14/3.
Mãi đến gần đây, người dân hai nước này mới bắt đầu kỉ niệm ngày lễ này và họ cũng có những truyền thống riêng của mình. “Gaekkebrev” là một bài thơ tình nhỏ mà nam giới sẽ gửi vô danh cho người phụ nữ mình thích, và chỉ có gợi ý duy nhất là số chữ cái trong tên họ ở phần người gửi.
Người nhận sẽ phải đoán người gửi là ai, nếu đúng họ sẽ giành được một quả trứng Phục sinh vào lễ Phục sinh. Còn nếu không đoán được, thì họ nợ người gửi một quả trứng Phục sinh.
Ngày 14/2 ở Slovenia là ngày ra làm đồng đầu tiên trong năm. Thánh Valentine hay Zdravko là một trong những vị thánh bảo hộ mùa xuân ở Slovenia. Họ còn tin rằng những chú chim trên cánh đồng sẽ tỏ tình với con cái và “kết hôn” (Tình cờ thời điểm này cũng là thời điểm tìm kiếm bạn đời của một số loài chim).
Vì ngày 14/2 thường gắn với mùa màng, nên đến ngày 12/3 (ngày thánh Gregory) họ mới kỉ niệm ngày lễ tình nhân. Họ cũng kỉ niệm cả vào ngày 22/2 (ngày lễ thành Vincent) và 13/6 (ngày lễ thánh Anthony.)
Ở Phần Lan và Estonia thì ngày 14/2 thường là ngày lễ dành cho tình bạn hơn là tình yêu. Vì thế trong tiếng Phần Lan và tiếng Estonia, ngày 14/2 được gọi là “Ngày lễ tình bạn". Trong ngày này, họ sẽ tặng nhau những tấm thiệp hoặc món quà cho bạn bè. Nhưng tình cờ, ngày này cũng là ngày họ thường tổ chức đám cưới hoặc đính hôn.
Người dân nơi đây thường kỉ niệm ngày lễ tình nhân vào 25/1 – ngày lễ thánh Dwynwen. Vì có một câu chuyện tình yêu cảm động của Dwynwen trong huyền loại luôn khiến người dân xứ Wales cảm động.
Vào ngày này, người ta thường tặng nhau những chiếc thìa tình yêu. Truyền thống này bắt đầu khi những người dân xứ Wales – thường là thủy thủ, thường làm những chiếc thìa bằng gỗ và tặng cho người phụ nữ mình yêu. Và những hình được khắc trên thìa cũng có từng ý nghĩa khác nhau.
Vào những năm 1700, những người phụ nữ độc thân ở Anh thường đặt 5 chiếc lá nguyệt quế ở mỗi góc gối và dưới gối để mơ về người chồng tương lai. Một cách khác là rắc lên lá nguyệt quế nước hoa hồng và bày chúng quanh gối với mong ước giấc mơ về người yêu. Nhưng hiện tại, những hình thức này trở thành truyền thống và ít người thực hiện.
Ngoài những món quà như thiệp và hoa, người dân vùng này còn có một ông già Nô-en đặc biệt tên là Jack Valentine. Người này sẽ đi gõ cửa nhà từng đứa trẻ và lén để lại quà cho chúng. Tuy rằng, không ai biết truyền thống này bắt đầu từ bao giờ, nhưng những người làm cha mẹ luôn biết đến và làm cho những đứa trẻ.
Ở đất nước lãng mạn nhất thế giới, họ có truyền thống riêng của mình với tên gọi “Thu hút tình yêu". Hoạt động này yêu cầu những người độc thân vào cùng những căn nhà, và đối mặt nhau. Hai người trong nhà sẽ luân phiên gọi người khác vào cho đến khi họ tìm thấy cặp cho mình.
Nếu nam giới không thích người phụ nữ họ gặp thì họ chỉ cần rời đi để người phụ nữ đó gọi người khác. Những người phụ nữ không tìm được cặp cho mình sẽ cùng tụ họp lại và cùng nhóm lửa để đốt hay xé bỏ những bức ảnh người đàn ông từ chối họ. Họ còn vừa làm vừa chửi, và việc nà còn trở nên nghiêm trọng đến mức chính phủ Pháp phải cấm họ tụ tập sau sự kiện.
24/09/2024